UBND Yên Thắng

Du lịch Nam Định

Du Lịch Nam Định vào mùa thu

Đăng ngày:

Đến Nam Định mùa thu này, du khách có cơ hội tham gia các lễ hội truyền thống đặc sắc: Lễ hội đền Trần, Lễ hội chùa Keo làng Hành Thiện với cuộc thi bơi chải đứng, Lễ hội chùa Cổ Lễ có tòa bảo tháp cửu phẩm liên hoa; trên hành trình xuống Vườn Quốc gia Xuân Thủy du khách có dịp tham quan xứ đạo và chiêm ngưỡng kiến trúc đa dạng của các nhà thờ miền biển.

 

Lễ hội truyền thống chùa Cổ Lễ, thị trấn Cổ Lễ huyện Trực Ninh diễn ra từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 9 âm lịch hàng năm, tưởng niệm Đức thánh tổ hóa thân. Đây là một trong những lễ hội truyền thống tiêu biểu của tỉnh Nam Định còn bảo lưu nhiều nghi thức, trò chơi dân gian đặc sắc như: rước kiệu, bơi chải, múa rối, tổ tôm điếm… phản ánh đời sống văn hóa phong phú, đa dạng của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước.

* Tuyến 01 : Nam Định – Chùa Cổ Lễ – Vườn Quốc gia Xuân Thủy (tour 3 ngày 2 đêm)

Ngày 1:

 

Sáng:

– Thăm Khu di tích lịch sử văn hóa đền Trần – chùa Tháp

 

 

– Thăm quan Bảo tàng, cột cờ Nam Định

Chiều:

 

 

 

– Thăm quan làng nghề cây cảnh Vị Khê

Tối:

– Nghỉ tại TP Nam Định, xem chiếu chèo Nam, khám phá đêm Thành Nam

Ngày 2:
Sáng:

 

 

 

 

– Thăm chùa Cổ Lễ, tham dự Lễ hội truyền thống 15/9 âm lịch

– Thăm quan Nhà lưu niệm cố Tổng bí thư Trường Chinh

Chiều:

– Tới Vườn Quốc gia Xuân Thủy, thăm quan bảo tàng Thiên nhiên VQG Xuân Thủy

 

 

Tối:

– Nghỉ tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy
Ngày 3:
– Khám phá Vườn Quốc gia Xuân Thủy

 

Nam Định là khu vực đạo Thiên Chúa truyền bá vào sớm và có ảnh hưởng sâu rộng. Toàn tỉnh hiện có khoảng 500 nhà thờ, đáp ứng nhu cầu hành lễ của khoảng 42 vạn giáo dân. Nhà thờ tập trung với mật độ cao, quy mô lớn ở các huyện Xuân Trường, Hải Hậu, Nghĩa Hưng. Tiêu biểu phải kể đến: Tòa Giám mục Bùi Chu (xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường) dựng năm 1885, kiến trúc Á Đông điển hình và Vương cung thánh đường Phú Nhai (xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường) dựng năm 1930 đậm đà phong cách Châu Âu. Dịp lễ trọng hàng năm, mỗi nhà thờ lớn tựu về hàng ngàn con chiên từ mọi miền của tổ quốc.
Chiếc kèn đồng Trumpet lớn nhất Việt Nam dài 5,5m, cao 1,6m, nặng 300kg, là sản phẩm của nghệ nhân Ngô Văn Hòa xóm 4, xã Xuân Tiến, huyện Xuân Trường, hiện được trưng bày tại khuôn viên giáo xứ Bùi Chu.

* Tuyến 02 : Nam Định – Tòa giám mục Bùi Chu (tour 2 ngày 1 đêm)
Ngày 1:

 

 

 

 

Sáng:

– Thăm Khu di tích lịch sử văn hóa đền Trần – chùa Tháp

Chiều:

– Thăm quan Bảo tàng – cột cờ Nam Định – qua các phố cổ

Tối:

 

– Nghỉ tại TP Nam Định, thưởng thức chiếu chèo Nam, khám phá đêm Thành Nam

Ngày 2:

Sáng:

– Thăm quan làng cây cảnh Vị Khê

Chiều:

– Thăm quan Tòa giám mục Bùi Chu.

* Tuyến 03 : Nam Định – chùa Keo (tour 2 ngày 1 đêm)
Ngày 1:

 

Sáng:

– Thăm Khu di tích lịch sử văn hóa đền Trần – chùa Tháp

Chiều:

– Thăm quan Bảo tàng – cột cờ Nam Định – qua các phố cổ

Tối:

– Thưởng thức chiếu chèo Nam, khám phá đêm Thành Nam

Ngày 2:

– Thăm chùa Keo làng Hành Thiện, nhà lưu niệm cố Tổng Bí thư Trường Chinh

* Tuyến 03 : Nam Định – chùa Keo (tour 2 ngày 1 đêm)
Ngày 1:

 

Sáng:

– Thăm Khu di tích lịch sử văn hóa đền Trần – chùa Tháp

Chiều:

– Thăm quan Bảo tàng – cột cờ Nam Định – qua các phố cổ

Tối:

– Thưởng thức chiếu chèo Nam, khám phá đêm Thành Nam

Ngày 2:

– Thăm chùa Keo làng Hành Thiện, nhà lưu niệm cố Tổng Bí thư Trường Chinh

Vài nét về chùa Keo Hành Thiện

Chùa Keo Hành Thiện nằm đối diện với chùa Keo Thái Bình qua dòng sông Hồng, thuộc làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường. Chùa được tạo dựng từ thời Lý, ngoài thờ Phật còn thờ đức Thiền sư Không Lộ. Quy mô bề thế với 13 tòa rộng dài, 121 gian nối tiếp, kiến trúc chủ yếu bằng gỗ mang phong cách thời Hậu Lê. Phía trước chùa có hồ bán nguyệt soi bóng tháp chuông mái cong uy nghiêm. Chùa bảo tồn nhiều di vật cổ có giá trị từ thế kỷ 17: án thờ, sập thờ, tượng pháp, chuông khánh, văn bia cổ, hoành phi, câu đối, sách chữ Hán… Chùa Keo Hành Thiện được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa năm 1962.

Hàng năm, chùa mở hội hai lần: hội xuân vào dịp tết Nguyên Đán và hội chính từ 13 đến 15 tháng 9 âm lịch. Hội tháng 9 được tổ chức trọng thể, ngoài những nghi thức lễ tiết mang tính chất tôn giáo, hội tháng chín còn là nơi hội tụ của những sinh hoạt văn hóa tinh thần của cư dân nông nghiệp. Đặc biệt trong dịp lễ hội, thường tổ chức bơi chải, những chiếc chải lao vun vút giữa dòng sông trong tiếng trống dồn dập, tiếng reo hò cổ vũ của hàng vạn người đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng du khách.

Bình luận